TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tình hình theo dõi, giám sát và báo cáo ADR tại Bệnh viện Bạch Mai; Tổng hợp, phân loại các ADR thu thập được theo: Nhóm tuổi, đường dùng thuốc, nhóm thuốc sử dụng, các biểu hiện lâm sàng, các tổ chức bị ảnh hưởng và các hậu quả để lại của ADR; Đối tượng nghiên cứu: Các bản báo cáo ADR, sổ ghi ADR và bệnh án của các đơn vị thuộc Bệnh viện Bạch Mai trong giai đoạn 2006 - 2011; Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên các bản báo cáo ADR và bệnh án; Kết quả và kết luận: Hoạt động theo dõi, giám sát, báo cáo ADR tại Bệnh viện Bạch Mai đã trở thành thường quy. Trong giai đoạn 2006 - 2011, tất cả các đơn vị đều có báo cáo ADR với tổng số 2887 báo cáo, chiếm 0,5% so với số bệnh án; Báo cáo ADR của Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng chiếm tỷ lệ cao nhất (15,62%), tiếp theo là Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu (6,51%); ADR xảy ra ở tất cả các lớp tuổi. Trong đó, tỷ lệ gặp ADR cao nhất ở lớp tuổi 40 - 60 (24,35%); ADR gặp ở tất cả các đường dùng thuốc. Trong đó, 3 đường đưa thuốc gặp ADR nhiều nhất là: đường uống (35,89%), tiêm tĩnh mạch (34,74%) và truyền tĩnh mạch (15,86%); Các nhóm thuốc đều có thể gây ADR và tỷ lệ gặp ADR nhiều nhất ở nhóm thuốc kháng sinh (48,35%). Trong các kháng sinh, betalactam là nhóm thuốc có tỷ lệ ADR cao nhất (53,87%), tiếp theo là các quinolon (16,32%) và các aminosid chiếm 11,17%. Nhóm thuốc gặp ADR đứng thứ hai là các NSAID (16,7%); Các tổ chức cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng bởi ADR. Trong đó, ADR thường gặp nhất là các rối loạn về da và mô dưới da (59,68%), tiếp theo là các rối loạn tổng quát cơ thể (13,2%); Đã ghi nhận 6 trường hợp gặp ADR nghiêm trọng dẫn đến tử vong, chiếm tỷ lệ 0,21%. Các biểu hiện của ADR có thể bình phục hoàn toàn sau khi được xử trí chiếm tỷ lệ 83,48%.
Từ khóa: ADR, Bệnh viện Bạch Mai
SUMMARY
Evaluaton report for ADR in Bach mai hospital during 2006-2011
Objective: Assess the monitoring, surveillance and reporting ADR at BachMaiHospital. ADR events were collected and classified by: patient age, drug administration route, drug classification, clinical manifestation, affected organs and ADR consequences;
Study subjects: the ADR reports, ADR records and medical records of units in BachMaiHospital between 2006 -2011; Methods: Retrospective study on the ADR reports and medical records. Results and conclusions: Monitoring, surveillance and reporting of ADRs have become regular activities at BachMaiHospital. In the period 2006-2011, ADRs were reported by all the units in the hospital with a total number of 2887 ADR reports, accounting for 0.5% of the medical records; and the proportion in the number of ADR reports from the Center of Allerology & Clinical Immunology was highest (15.62%), follwed by the Center of Nuclear Medicine & Oncology (6.51%). ADR occurs in all age groups with the highest percentage was in the age of 40-60 (24.35%). ADR encountered in all routes of administration. Among them, ADRs were most encountered by 3 routes as following: oral administration (35.89%), followed by intravenous injectiom (34.74%) and intravenous infusion (15.86%); All the drug groups can cause ADR and the highest ADR ratio encountered in antibiotic group (48.35%). Among antibiotics, beta-lactam drugs accounted for highest percentage (53.87%), followed by quinolon (16.32%) and amilosid drugs (11.17%). Followed antibiotic group in term of ADR was NSAID (16.7%). All the organs can be affected by ADR; Among them, the most common ADR disorders were occured in the skin and subcutaneous tissue (59.58%, following is disorders in the whole body in general (13.2%). Most of the ADRs recovered completely (83.48%), however there was 6 death from ADRs, accounting for 0.21% of ADR treatment record.
Keywords: ADR, BachMaiHospital