Liệu pháp tích hợp nhiều ưu điểm
Hiện, nay các phương pháp điều trị ung có hạn chế là trong khi tiêu diệt các tế bào ung thư thường gây ra tổn thương cho các cơ quan khỏe mạnh khác trong cơ thể, dẫn đến các phản ứng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, biếng ăn, rụng tóc, suy nhược... gây khó khăn cho bệnh trong quá trình điều trị.
Liệu pháp miễn dịch có cơ chế dùng chính tế bào miễn dịch của cơ thể đưa ra ngoài nuôi cấy và hoạt hóa lên sau đó truyền lại vào cơ thể để tăng khả năng miễn dịch, tấn công tế bào ung thư. Đặc biệt, việc bổ sung lượng tế bào gốc phù hợp sẽ giúp cơ thể bệnh nhân nâng cao sức đề kháng, khả năng tự phục hồi từ đó giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ tiêu cực lên cơ thể, giúp bệnh nhân có thể theo đuổi việc điều trị lâu dài, triệt để. Hơn thế nữa, tế bào gốc còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của khối u ung thư như ung thư vú, ung thư tụy, ung thư phổi và ngăn ngừa ung thư di căn, tái phát. Bên cạnh đó, liệu pháp miễn dịch có thể đem kết hợp với các liệu pháp khác như phẫu thuật, xạ trị, thuốc kháng ung thư hoặc đơn phương điều trị đều đem lại kết quả khả quan. Nếu được kết hợp với 3 liệu pháp trên sẽ có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, khắc phục phản ứng phụ, giảm suy nhược cơ thể. Đặc biệt, liệu pháp miễn dịch còn có thể áp dụng cho cả những bệnh nhân cơ thể suy nhược do ung thư, không thể phẫu thuật hoặc không thể dùng thuốc kháng ung thư…Có lẽ cũng vì thế mà liệu pháp miễn dịch và tế bào gốc được kỳ vọng là phương pháp điều trị ung thư của tương lai, đem đến hy vọng tươi sáng hơn cho các bệnh nhân ung thư trên toàn thế giới.
Hiệu quả ứng dụng thực tiễn
Tại Hội thảo “Ứng dụng liệu pháp miễn dịch và tế bào gốc” được tổ chức vừa qua, các chuyên của Việt Nam và Nhật Bản đều khẳng định, điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch và tế bào gốc là phương pháp điều trị thứ 4 sau 3 phương pháp: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Phương pháp này cũng được coi là “cuộc cách mạng” trong điều trị ung thư trên thế giới. Nhật Bản là nước đi đầu, có tỉ lệ ứng dụng phương pháp điều trị này cao nhất hiện nay. Mới đây, Bộ Y tế Nhật Bản đã bước đầu công nhận chính thức liệu pháp này khi đưa danh mục thuốc ức chế điểm miễn dịch Opdivo vào hệ thống bảo hiểm của Nhật Bản. Bên cạnh đó, liệu pháp tế bào của Nhật cũng được ghi nhận và vinh danh trên thế giới với hai giải Nobel Y học năm 2012 và 2016...
 |
Tại Việt Nam, từ năm 1995, các nhà khoa học của nước ta bắt tay vào nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc để điều trị bệnh mạn tính và bệnh hiểm nghèo. Kết quả nghiên cứu cũng như ứng dụng thử nghiệm có kết quả tốt. Đầu tháng 1/2017, cùng với sự hỗ trợ của Nhật Bản, các nhà khoa học Trường Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận và triển ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư. Phương pháp này đã được Nhật áp dụng 10 năm qua tại một số cơ sở y tế đặc biệt với khoảng 10.000 bệnh nhân ung thư thận, phổi, gan, dạ dày... Trong đó đa phần là những bệnh nhân đã ở giai đoạn muộn. Kết quả, tùy thuộc giai đoạn bệnh và từng loại ung thư, phương pháp này giúp 6% bệnh nhân kiểm soát bệnh, làm nhỏ hoặc biến mất khối u (khoảng 6%), 54% giúp nâng cao chất lượng sống khi tình trạng lâm sàng được cải thiện: bệnh nhân ngủ được, không bị đau đớn, không phải dùng thuốc giảm đau… trong khi vẫn cho phép kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư truyền thống khác như phẫu thuật, xạ trị hay hoá trị liệu.
Với nhiều ưu điểm cũng như những ứng dụng ban đầu trong thực tiễn, liệu pháp miễn dịch và tế bào gốc sẽ tiếp thêm động lực, niềm tin cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đặc biệt những người bị ung thư trong hành trình chống lại căn bệnh đầy ám ảnh này.
Hải Minh
|