TÓM TẮT:
Mục tiêu: Đánh giá thực trạng áp dụng chu trình cải tiến chất lượng PDCA, mô hình chất lượng đang được áp dụng và nhân lực phụ trách về quản lý chất lượng tại 45 bệnh viện khu vực phía Nam năm 2011.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, phối hợp định tính và định lượng qua phỏng vấn sử dụng bảng hỏi đối với 73 cán bộ lãnh đạo và quản lý của 45 bệnh viện phía Nam năm 2011.
Kết quả: 38,2% số lãnh đạo và cán bộ quản lý chủ chốt của bệnh viện chưa biết hoặc biết mà không áp dụng chu trình PDCA. Những lĩnh vực đã áp dụng phổ biến nhất là an toàn sử dụng thuốc: 37 (82,2%), kiểm soát nhiễm khuẩn: 40 (88,9%), an toàn phẫu thuật: 36 (80,0%), hài lòng người bệnh: 34 (75,6%), an toàn truyền máu: 33 (73,3%), tiêm an toàn: 29 (64,4%). Có 19 bệnh viện (42,2%) đã áp dụng ít nhất 1 mô hình quản lý chất lượng, 18 bệnh viện áp dụng ISO 9001; Có 5 bệnh viện (11,1%) đã đạt ISO 14001, 5 bệnh viện đạt ISO 15189, 3 (6,6%) đã áp dụng TQM, 4 bệnh viện (8,8%) đã áp dụng kiểm định chất lượng bệnh viện (hospital accreditation). 17 bệnh viện (37,7%) có cán bộ phụ trách về quản lý chất lượng; có 12 bệnh viện đã có đơn vị quản lý chất lượng; nhưng chỉ có 3 bệnh viện có cán bộ chuyên trách chất lượng làm việc toàn thời gian.
Kết luận: Tỷ lệ bệnh viện biết và áp dụng chu trình PDCA trong cải tiến chất lượng còn thấp. Đa số bệnh viện còn chưa có cơ cấu tổ chức và nhân lực chuyên trách về quản lý chất lượng. Mô hình quản lý chất lượng hiện được quan tâm nhiều là ISO 9001. Một số bệnh viện đã bắt đầu quan tâm đến tiêu chuẩn chất lượng nước ngoài theo mô hình đánh giá và công nhận chất lượng.
Từ khóa: quản lý chất lượng bệnh viện, chu trình PDCA, hệ thống quản lý chất lượng ISO, Quản lý chất lượng tổng thể - TQM, đánh giá và công nhận chất lượng.
SUMMARY
Objectives: To evaluate the situation of applying PDCA cycle, quality models had been applied and staff working in quality field in 45 hospitals in the South of Vietnam in 2011.
Subjects and method: Cross sectional survey, including quantitive and qualitative through interviewing by questionnaires among of 73 leaders and managers from 45 hospitals in the South of Vietnam in 2011.
Results: Among of 38.2% hospital leaders and managers do not know about or know but do not apply PDCA cycle in real life. The areas have been applied commonly are safe medicine use: 37 (82.2%), infection control: 40 (88.9%), surgery safety: 36 (80.0%), patient satisfaction: 34 (75.6%), safe blood transfusion: 33 (73.3%), safe injections: 29 (64.4%). There are 19 hospitals (42.2%) had applied at least one of quality management models, 18 applying ISO 9001; 5 hospitals (11.1%) having ISO 14001 certification, 5 hospitals having ISO 15189 certification, 3 (6.6%) applying TQM, 4 hospitals (8.8%) had done accreditation. There are 17 hospitals (37.7%) having quality staff; 12 hospitals had established quality unit; but only 3 have full-time staff working in quality field.
Conclusion: The rate of hospitals, who had known and PDCA cycle in quality improvement, is low. Most of them have not quality structure and full-time staff working in quality management. The quality model have been concerned is ISO 9001. Some hospitals have started to study and apply foreign hospital quality standards in the way of accreditation and certification.
Keywords: hospital quality management, Plan-Do-Check-Act cycle, Quality management system - ISO, Total Quality Management - TQM, accreditation and quality certification.